Tổ thường trực KH02 Công an TP.HCM ứng dụng bản đồ số để chống tội phạm
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ
Visual trang phục với bikini gợi cảm oanh tạc từ bãi biển đến sân khấu lớn
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Tờ The Korea Times ngày 2.1 đưa tin tổ chức bảo vệ quyền động vật Care đã cứu và cưu mang Pudding, chú chó bị mất cả gia đình chủ trong vụ tai nạn máy bay Jeju Air hôm 29.12.2024 tại sân bay Muan, miền nam Hàn Quốc.Pudding sống cùng gia đình chủ tại ngôi làng ở huyện Yeonggwang, tỉnh Jeolla Nam. Trong vụ tai nạn máy bay, chủ nhân của Pudding là cụ ông 79 tuổi, người vợ và 7 thành viên khác trong gia đình thiệt mạng. Cả gia đình trước đó sang Bangkok (Thái Lan) du lịch và mãi mãi ra đi sau tai nạn.Dân làng đã phát hiện Pudding quanh quẩn gần nhà như để tìm gia đình chủ trong những ngày qua. Hình ảnh của chú chó đợi chủ đã làm lay động cộng đồng mạng."Chúng tôi thấy Pudding ngồi lặng lẽ bên ngoài hội trường làng. Khi chúng tôi đến gần, nó chạy tới mừng rỡ như thể vẫn đang chờ gia đình chủ", Care cho biết.Tổ chức nói sẽ không an toàn khi để chú chó sống một mình. Sau khi liên hệ người thân của gia đình, tổ chức này đã nhận nuôi Pudding cho đến khi tìm được người nhận nuôi phù hợp. Chú chó đã được đưa đến một bệnh viện thú y tại Seoul để kiểm tra sức khỏe. "Dù Pudding có lo lắng một chút trong chuyến xe, nó có vẻ vẫn bình tĩnh và ngoan. Chúng tôi đang kiểm tra sức khỏe vì nó nôn ra thức ăn có hại như hành và xương gà", Care cho hay.Chủ của Pudding là người lớn tuổi nhất thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay. Chiếc Boeing 737-800 của Jeju Air gặp trục trặc khi hạ cánh xuống sân bay Muan tại Jeolla Nam và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay tông vào mô đất cuối đường băng và nổ tung, làm 179 người thiệt mạng. Chỉ có 2 tiếp viên ngồi ở sau cùng sống sót.
Cúp truyền hình: Martin Laas đánh bại 'khủng long' Petr Rikunov
Chiều 15.1, chị C.T.H.H (47 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) - người tung tin Thảo Cầm Viên bắt mèo hoang cho cá sấu ăn cùng mẹ đã trực tiếp đến Thảo Cầm Viên xin lỗi về bài đăng sai sự thật.Làm việc với Ban giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chị H. giải thích, sau khi nghe một người kể nhìn thấy mèo hoang trong chuồng cá sấu, chị luôn lo sợ mèo bị cá sấu ăn. Do đó, chị viết bài đăng lên nhóm."Vì yêu mèo nên lúc nào tôi cũng sợ mèo chết, xem trên mạng thấy con mèo chết tôi cũng khóc", chị H. giải thích và xin lỗi Thảo Cầm Viên, đồng thời cam kết không phát tán các thông tin sai sự thật.Chị cũng chia sẻ, hiện không có việc làm nhưng đang nuôi 30 con mèo hoang. Hàng tháng chị được một số sinh viên, người em họ cho tiền để mua thức ăn cho mèo.Bà Trần Thị H. (mẹ chị H.) cho hay, từ sau dịch Covid-19, con gái bà bắt đầu mang mèo hoang về nhà trọ nuôi. Không đồng tình, can ngăn nhiều lần không được, bà H. đã cắt liên lạc với con gái. Theo lời bà H., chị H. bị trầm cảm, phải uống thuốc điều trị hàng tháng. "Tôi mong Thảo Cầm Viên bỏ qua cho con gái tôi. Nó lúc tỉnh lúc không, từ ngày nuôi mèo là bắt đầu ốm nhom. Nghe ở đâu có mèo hoang nó lại mang đồ ăn ra bỏ cho mèo ăn. Hàng xóm biết nó nuôi cũng mang mèo qua thả ở nhà. Vợ chồng nó xích mích cũng vì nó lo chăm mèo, không lo nhà cửa", bà H. nói. Sau buổi làm việc, đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết đơn vị không tiếp tục truy cứu vụ việc vì xác định chị H. bị lo lắng thái quá do rối loạn lo âu - trầm cảm chứ không có chủ đích vu khống, làm mất uy tín nơi này."Thảo Cầm Viên luôn cầu thị tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của người dân, nhưng các trường hợp vu khống, làm ảnh hưởng uy tín của đơn vị chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý", đại diện Ban Giám đốc khẳng định.Trước đó, ngày 30.12.2024, tài khoản Facebook tên H.N.M đăng lên một nhóm về cứu hộ động vật cho rằng Thảo Cầm Viên bắt mèo hoang cho cá sấu ăn. Nơi này lập vi bằng dài 90 trang, ghi nhận tất cả các bài chia sẻ cùng ý kiến bình luận tại bài viết này và gửi đến cơ quan chức năng.